Truy cập nội dung luôn

Chi tiết tin

Phòng chống bệnh lao cần có sự chung tay từ cộng đồng
- Lượt xem: 348

Như chúng ta đã biết, bệnh lao là một bệnh nhiễm trùng mạn tính, xuất hiện rất sớm ở loài người, có khả năng lây truyền trong cộng đồng và lây qua đường hô hấp thông qua quá trình ho tiếp xúc trực tiếp  đối diện gần, khạc hay nhảy mũi…

Ngày nay khi xác định bệnh lao đã người bệnh được cấp thuốc miễn phí 100% đồng thời sau điều trị 6 tháng cắt cơn nguồn lây. Tuy nhiên, để điều trị lao có hiệu quả và không để vi trùng lao kháng thuốc lây lan trong cộng đồng rất cần người bệnh tuân thủ tốt nguyên tắc điều trị là: Đảm bảo dùng đúng thuốc, đúng liều, đều đặng và đủ thời gian. Bên cạnh đó người bệnh cần được nghỉ ngơi, không lao động nặng, không thức khuya, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tinh thần thư giản…

Vấn đề cần chú ý là bệnh lao sẽ ít lây và không lây khi người bệnh đã hoàn tất 02 tháng điều trị tấn công. Nếu chúng ta không có những biện pháp ngăn ngừa và điều trị hữu hiệu thì bệnh lao có thể bùng phát như một bệnh dịch nguy hiểm làm chết nhiều người và ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế xã hội.

Trên địa bàn huyện Tân Phước trong năm 2018 đã tiếp nhận điều trị 59 cas bệnh lao, sấp sĩ so với năm 2017, trong đó có 01 ca lao tái phát lần 2. Riêng tính từ đầu năm 2019 đến nay trung tâm y tế huyện Tân Phước đã tiếp nhận và đang quản lý điều trị 13 cas.

Ngày nay dưới tác động của đại dịch HIV/AIDS mỗi năm trên thế giới có thêm khoảng 09 triệu người mắt bệnh lao và gần 03 triệu người chết do lao.

Hàng năm, kinh phí đầu tư của nhà nước cho chương trình chống lao có tăng lên cùng với sự hổ trợ của quốc tế, nhưng như thế vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế và công tác phòng chống lao còn gặp rất nhiều khó khăn:

Thiếu nguồn cán bộ y tế làm công tác phòng chống lao: Cán bộ làm công tác phòng chống lao còn thiếu một cách trầm trọng do chuyên ngành lao vất vả, nguy cơ bị nhiễm cao, bên cạnh đó cơ sở hạ tầng và điều kiện làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu chống lây nhiễm cho cán bộ làm công tác chống lao….Chính vì những lý do đó mà không thu hút được cán bộ y tế.

Thiếu về kinh tế: Cho dù thuốc chống lao được cấp miễn phí nhưng người bệnh vẫn cần theo đuổi 06 đến 08 tháng điều trị và cần phải được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, không làm việc nặng, không thức khuya để có sức khỏe chống lại bệnh lao… Trong khi đó, người mắc bệnh lao đa phần là người nghèo, người đang suy sụp về kinh tế, đổ ngã về tinh thần, người neo đơn hoặc là người lao động chính trong gia đình họ phải lao động để kiếm tiền để nuôi sống gia đình, để cho con ăn học, phải lo chi phí để đi lại thăm khám, điều trị...

Cũng chính vì lẻ đó dẫn đến trong cộng đồng dân cư vẫn còn nhiều người mắc bệnh lao nhưng chưa được phát hiện và điều trị kịp thời.

Chúng ta đã từng nêu khẩu hiệu: “phòng chống bệnh lao là trách nhiệm của toàn xã hội”. Để xã hội hoá công tác phòng chống lao thành công, đòi hỏi mỗi cá nhân trong cộng đồng dù ở vị trí công tác hay địa vị xã hội nào cũng cần phát huy hết trách nhiệm của bản thân để có đóng góp thiết thực cho công tác phòng chống lao.

Đối với người bệnh lao cần tuân thủ phát đồ điều trị, phải thật cố gắng vì ngoài mục đích điều trị cho khỏi bệnh cho bản thân còn phải phòng tránh cho những người xung quanh và trong cộng đồng, để dần dần trong cộng đồng không còn bệnh lao. “Đã đến lúc cùng hành động để chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2030

Bs Phùng Văn Vốn

Thông báo Thông báo

VĂN BẢN MỚI VĂN BẢN MỚI

 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến việc nghiêm cấm sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông
 Truyền thông triển khai hoạt động Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển”
 Luật khám chữa bệnh
 Luật thực hiện dân chủ cơ sở
 Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bệnh tim mạch

Bản đồ Bản đồ

Visit Counter 2.0 Visit Counter 2.0

  Đang truy cập : 1
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 672810