Truy cập nội dung luôn

Chi tiết tin

Hội thảo sơ kết công tác khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm 2019
- Lượt xem: 199

Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận. Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Ảnh: Đại biểu tham dự Hội thảo

Tính đến thời điểm 30/9/2019 toàn huyện có 89,06% người tham gia đăng ký khám chữa bệnh nam đầu có BHYT so với chỉ tiêu 86,73%, tăng 2,32 % so với năm 2018.

Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bảo hiểm y tế giúp giảm thiểu những chi phí chăm sóc sức khỏe, chi phí liên quan đến việc điều trị, phục hồi sức khỏe…trong các trường hợp bị mắc bệnh hoặc bị tai nạn… Bảo hiểm y tế của nhà nước cơ cấu và tổ chức nhằm phục vụ, bảo vệ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. BHYT do nhà nước cung cấp không nhằm mục đích lợi nhuận mà nó là một chính sách xã hội. Vì thế, người dân sẽ có trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm theo quy định của của luật bảo hiểm mà nhà nước ban hành.

Ảnh: Các đại biểu tham gia ý kiến tại buổi hội thảo

Trước đó, sáng ngày 14/8/2019 tại Hội trường TTYT tiến hành sơ kết công tác khám chữa bệnh trên địa bàn huyện Tân Phước đặc biệt là công tác khám chữa bệnh có BHYT nhằm đáng giá những công việc đạt được đồng thời đề ra giải pháp cho những tháng tiếp theo tính đến cuối tháng 7/2019:

1. Thuận lợi:

- Có luật, có các văn bản hướng thực hiện cụ thể khi thực hiện

- Có thành lập Tổ BHYT theo dõi và chấn chỉnh kịp thời

- Có quyết định giao nguồn kinh phí BHYT (Quỹ bảo hiểm y tê) của tỉnh là cơ sở để đơn vị giao cho các đơn vị khám chữa bệnh cấp dưới, có theo dõi tình hình sử dụng và cảnh báo.

- Tổ CNTT làm việc tích cực trong việc theo dõi hồ sơ đề nghị thanh toán khi đưa lên cổng giám định và thanh toán, có nhiều chuyển biến tốt:

+ Quý 1có 4/14 đơn vị KCB liên thông dữ liệu đúng ngày đạt trên 90%;

+ Tháng 5: 5/14 đơn vị KCB liên thông dữ liệu đúng ngày đạt trên 90%

+ Tháng 7: 14/14 đơn vị KCB liên thông dữ liệu đúng ngày đạt trên 90%, trong đó có  5 đơn vị đạt 100%, toàn huyện đạt 99,24 %. 

- Có sự quan tâm của BGĐ, lãnh đạo khoa phòng và TYT trong việc sử dụng nguồn quỹ đã khoán.

- Tổ BHYT đã họp và thống nhất một số quy trình về việc khám chữa bệnh, thanh toán và quản lý các bảng kê cũng như chuyển dữ liệu lên cổng giám định.

- Tổ chức các cuộc họp, tập huấn về tình hình sử dụng phần mềm: Giấy C65, tập huấn thanh toán ngày giường cho bệnh nhân nội trú.

- Công tác Dược luôn được quan tâm nhất là việc phối hợp thuốc trên cùng một đơn; điều chỉnh kịp thời những chống chỉ định trên bệnh.

2. Khó khăn, hạn chế

- Năm đầu tiên thực hiện quỹ BHYT với hình thức khoán

- Lượng bệnh ngày càng tăng do thông tuyến, do phát triển các công ty, do phát triển vấn đề số thẻ BHYT nhưng kinh phí lại giảm so với nguồn kinh phí thanh toán cuối năm 2018 nên một số đơn vị vượt quỹ BHYT ngay từ 6 tháng.

- Nhiều văn bản hướng dẫn ban hành về quy định khám BHYT cùng lúc, khó nắm bắt kịp nên đôi khi thực hiện chậm trễ.

- Chuyển dữ liệu chậm trễ:

+ Do cúp điện, do lệch giờ giữa trên phần mềm ở 2 cổng thanh toán, thanh toán sai nên làm hồ sơ thay thế…..

+ Những tháng đầu năm Trạm Y tế chỉ phân công 01 cán bộ để thực hiện việc đẩy dữ lên cổng giám định BHYT, thường là do CB Dược thực hiện công việc này. Khi vắng CB này  công việc náy xem như bị gián đoạn;

+  Lỗi đánh máy làm sai mã bác sĩ nên thực hiện gửi hồ sơ thay thế tháng 4, 5, 6. Nên tỷ lệ dưới 90%.

+ Kế toán phát hiện hồ sơ sai thì tiến hành gửi lại thay thế thì cổng báo gửi hồ sơ chậm.

- Vẫn còn tỷ lệ cao hồ sơ gửi trùng

 - Bệnh nhân không khai báo khi cùng lúc khám ngoại trú nhiều nơi hoặc đang điều trị nội trú, tự ý bỏ về và ngoại trú nên trùng lắp chi phí khám chữa bệnh                                                                                       

- Các bác sỹ điều trị, khoa phòng vẫn còn mắc các lỗi khi tham gia khám chữa bệnh và thanh toán viện phí hàng ngày:

+  Kê đơn một số toa thuốc chưa phù hợp với chẩn đoán: có thuốc mà thiếu chẩn đoán, thuốc có chống chỉ định vẫn kê toa, sử dụng thuốc mà chẩn đoán bệnh không đầy đủ,.…

+  Bệnh nhân vẫn còn vắng mặt tại giường; tính tiền thay băng, cắt chỉ trong điều trị nội trú chưa đúng; tiền giường chưa đúng

+ Cận lâm sàng không bổ sung đầy đủ kết quả, các chữ ký vào kết quả theo quy định

+ Bệnh nhân đã điều trị bệnh viện khác vẫn còn cho chỉ định chuyển viện; chưa quan tâm lịch sử khám chữa bệnh dẫn đến trùng lắp chi phí điều trị Ngoại – ngoại trú, Ngoại – nội trú.

- Chưa chủ động nguồn thuốc do tình hình số lượng bệnh biến động

- Thực hiện kê đơn thuốc theo Thông tư 30 và tờ hướng dẫn điều trị nhất là các thuốc có ghi chú trong yêu cầu của Bộ Y tế còn hạn chế 

- Các thuốc bào chế là dạng viên bao đường và các thuốc dạng si rô, bác sĩ còn sử dụng trên bệnh nhân có chống chỉ định và thận trọng ( đái tháo đường,…), một số thuốc không dùng cho trẻ em bs vẫn cón sử dụng và phối hợp,…

- Bộ phận cấp phát thuốc cùng bác sĩ điều trị kiểm tra lại đơn thuốc trước khi đưa đến tay bệnh nhân.

- Công tác bình đơn thuốc và bình bệnh án rút kinh nghiệm về kê đơn và nhắc nhỡ Bác sĩ khi có đơn kê không phù hợp với chẩn đoán chưa đầy đủ.

Mai Thanh Trung

Thông báo Thông báo

VĂN BẢN MỚI VĂN BẢN MỚI

 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến việc nghiêm cấm sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông
 Truyền thông triển khai hoạt động Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển”
 Luật khám chữa bệnh
 Luật thực hiện dân chủ cơ sở
 Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bệnh tim mạch

Bản đồ Bản đồ

Visit Counter 2.0 Visit Counter 2.0

  Đang truy cập : 1
  Hôm nay: 14
  Tổng lượt truy cập: 671229